-->

Sunday, March 1, 2015

Đề thi thử môn hóa trường THPT Tân Yên 1

SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT TÂN YÊN 1
ĐỀ THI THỬ ĐH
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 134
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Câu 1: Trong phản ứng hoà tan CuFeS2 với HNO3 đặc, nóng tạo ra sản phẩm là các muối và axitsunfuric thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. sẽ nhường 17 electron                                        B. sẽ nhận 11 electron
C. sẽ nhường 11 electron                                        D. sẽ nhận 17 electron
Câu 2: Cho các cặp chất sau : (1)Khí Cl2 và khí O2; (2) Khí H2S và SO2; (3)Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2; (4) khí Cl2 và dung dịch KOH, (5) Dung dịch KMnO4 và khí SO2, (6) Hg và S, (7), Khí CO2 và dung dịch NaClO, (8) CuS và dung dịch HCl. Số cặp chất xảy ra phản ứng ở nhiệt độ thường là :
A. 7                                  B. 6                                  C. 5                                  D. 8
Câu 3: Cho các nguyên tử : Li(z=3), Cl(z=17), Na(z=11), F(z=9). Bán kính các ion Li+, Na+, Cl-, F- tăng dần theo thứ tự
A. Li+, F-, Na+, Cl-          B. F-, Li+, Na+, Cl-          C. F-, Li+, Cl-, Na+          D. Li+, Na+, F-, Cl-
Câu 4: Trong các chất: Cl2, Cr2(SO4)3, HCl, FeCl3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, FeSO4, Fe2(SO4)3. Số chất có cả tính oxi hóa và tính khử là:
A. 4
                                  B. 6                                  C. 7                                  D. 5
Câu 5: Cho 1,405 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, ZnO, MgO tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là :
A. 2,78 g                          B. 3,85g                           C. 3,405g                         D. 2,45g
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dd H2SO4 đặc, nóng thu được dd X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dd X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là:
A. 52,2.                            B. 54,0.                            C. 58,0.                            D. 48,4.
Câu 7: Dãy chất được xếp theo chiều tăng dần sự phân cực của liên kết trong phân tử là :
A. Cl2, HCl, NaCl            B. HCl, Cl2, NaCl            C. NaCl, Cl2, HCl            D. Cl2, NaCl, HCl
Câu 8: Có các hóa chất sau : MnO2, H2SO4 đặc, NaCl, Zn và NaOH. Hãy cho biết có thể điều chế trực tiếp dãy các khí nào sau đây?
A. Cl2, HCl, O2 và H2                                             B. Cl2, HCl, SO2 , H2 và O2
C. Cl2, HCl, SO2 và H2                                           D. HCl, SO2 và H2
Câu 9: Cho 4,86 gam bột nhôm tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Đem cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 21,3                             B. 40,74                           C. 38,34                           D. 23,46
Câu 10: Cho m gam hổn hợp Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc phản ứng, lọc phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần % thoe khối lượng của Zn trong hổn hợp ban đầu là
A. 90,27%                       B. 75,6%                          C. 65%                            D. 25%
Câu 11: Để sản xuất được 16,9 tấn oleum H2SO4.3SO3 phải dùng m tấn quặng pirit chứa 16% tạp chất trơ, hiệu suất của quá trình sản xuất là 80%. Giá trị của m là:
A. 16,67 tấn
                     B. 17,85 tấn                     C. 12 tấn                          D. 8,64 tấn
Câu 12: Hòa tan hết m gam FexOy trong dung dịch H­2SO4 đậm đặc, đun nóng thu được 2,24 lít khí duy nhất SO2 (đktc). Đem cô cạn dung dịch, thu được 120 gam một muối sắt (III) duy nhất. Giá trị của m và công thức FexOy là:
A. 46,4: FeO                    B. 48; Fe2O3                     C. 46,4; Fe3O4                  D. 43,2; FeO
Câu 13: Trong các dung dịch sau : Ca(OH)2, BaCl2, Br2, H2S. Số dung dịch dùng để phân biệt được 2 khí CO2 và SO2 là :A. 1                                  B. 2                                  C. 3                                  D. 4
Câu 14: Trong pḥng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. điện phân nước.
                                                   B. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.
C. nhiệt phân Cu(NO3)2.                                         D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 15: Nung 11,2 gam Fe và 26 gam Zn với một lượng lưu huỳnh có dư. Sản phẩm của phản ứng cho tan hoàn toàn trong axit HCl. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch CuSO4 10% (d=1,1g/ml). Tính thể tích dung dịch CuSO4 cần dùng ?
A. 500,6 ml                      B. 1309,1 ml                    C. 376,36 ml                    D. 872,72 ml
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,02 mol FeS2 và 0,01 mol FeS rồi lấy toàn bộ lượng khí thu được cho tác dụng với dung dịch KMnO4 0,1 M thấy hết V lít. Tính V?
A. 0,2                               B. 0,3                               C. 0,4                               D. 0,5
Câu 17: Để điều chế khí HCl trong phòng thí nghiệm người ta chọn cách :
A. Cho NaCl khan tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng
B. Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
C. Cho KCl tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
D. Cho KCl tác dụng với dung dịch KMnO4 có mặt H2SO4 loãng
Câu 18: Khi đốt cháy hoàn toàn 9,7 gam một chất A thu được khí SO2 và 8,1 gam một oxit của một kim loại hóa trị II ( trong đó chứa 80,2% kim loại về khối lượng ). Xác định chất A ?
A. FeS2                            B. CuS                             C. ZnS                             D. FeSCâu 19: Dẫn khí H2S vào dung dịch chứa các chất tan : FeCl3, AlCl3, CuCl2, NH4Cl thu được kết tủa X. X chứa :
A. CuS                             B. FeS, CuS                      C. FeS, Al2S3, CuS          D. CuS, S
Câu 20: Khí Cl2 tác dụng được với những chất nào sau đây:
(1) khí H2S;  (2) dung dịch FeCl2;  (3) dung dịch NaBr;  (4) dung dịch FeCl3;  (5) dung dịch KOH.
A. (1), (2), (4), (5)            B. (2), (3), (4), (5)            C. (1), (2), (5)                  D. (1), (2), (3), (5)
Câu 21: Hòa tan hết 52 gam kim loại M trong 739 gam dung dịch HNO3, kết thúc phản ứng thu được 0,2 mol NO ; 0,1 mol N2O và 0,02 mol N2. Biết không có phản ứng tạo muối NH4NO3 và HNO3 đã lấy dư 15% so với lượng cần thiết. Kim loại M và nồng độ phần trăm của HNO3 ban đầu lần lượt là
A. Zn và 20
                     B. Cr và 20                      C. Cr và 21,96                 D. Zn và 17,39
Câu 22: Sau khi ozon hóa 100 ml khí oxi, đưa nhiệt độ về trạng thái trước phản ứng thì áp suất giảm 5% so với áp suất ban đầu. Thành phần % về khối lượng của ozon trong hổn hợp sau phản ứng là
A. 5%                              B. 10%                             C. 20%                            D. 15%
Câu 23: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) NO2 + NaOH (dư);   (b) NaHSO4 + KOH (dư) ; (c) Ca(HCO3)2 + NaOH (dư) ; (d) Ca(OH)2 (dư) + NaHCO3Số thí nghiệm có hai muối sau phản ứng là
A. 1                                  B. 3                                  C. 4                                  D. 2
Câu 24: Người ta có thể điều chế khí H2S bằng phản ứng nào dưới đây ?
A. ZnS + H2SO4 đặc       B. FeS + H2SO4 loãng     C. CuS + HCl                D. PbS + HNO3 đặc
Câu 25: Hấp thụ hết a mol Cl2 vào dung dịch KOH dư, ở điều kiện thường và b mol Cl2 vào dung dịch KOH dư, đun nóng ở 1000C, đều thu được cùng khối lượng KCl. Tỉ lệ b:a là:
A. 0,5
                               B. 1                                  C. 0,6                               D. 3
Câu 26: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thu được dung dịch có chứa 6,525 gam chất tan. Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là :
A. 0,75M                         B. 1M                               C. 0,5M                           D. 0,25M
Câu 27: Trong các hóa chất : Cu, C, S, Na2SO3, FeS2, O2, H2SO4đặc. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau thì số cặp chất có phản ứng tạo ra khí SO2 là :
A. 7                                  B. 9                                  C. 6                                  D. 8
Câu 28: Cho các phản ứng sau xảy ra trong dung dịch:
(1) Cu + FeCl2 →            (2) Cu + Fe2(SO4)3 →     (3 Fe(NO3)2 + AgNO3 →           (4) FeCl3 + AgNO3 →(5) Fe + Fe(NO3)2 →       (6) Fe + NiCl2 →            (7) Al + MgSO4 →               
(8) Fe + Fe(CH3OO)3 →
Các phản ứng xảy ra được là:
A. (2), (3), (4), (8)            B. (2), (3), (4), (6), (8),    C. (2), (3), (6), (8)      D. (3), (4), (6), (7), (8).
Câu 29: Đốt cháy 3 gam một mẫu than ( chứa tạp chất S ) bằng O2 dư thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ khí X vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch Y. Sục clo dư vào dung dịch Y thu được dung dịch Z. Cho BaCl2 vào dung dịch Z thu được a gam kết tủa T. Cho T vào dung dịch HCl dư còn lại 3,495 gam chất rắn không tan. Tính a ?
A. 41,37                           B. 54,25                           C. 43,17                           D. 44,865
Câu 30: Trộn 5,6 gam Fe với 2,4 gam bột S rồi nung nóng ( trong điều kiện không có không khí ), thu được hỗn hợp rắn M .Cho M tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl , giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 ( ở đktc) . Giá trị của V là:
A. 3,36                             B. 4,48                             C. 3,08                             D. 2,8
Câu 31: Cho m gam bột sắt vào 100 ml dung dịch hổn hợp Fe(NO3)3 và Fe2(SO4)3. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch hai muối đều có cùng nồng độ 0,3M. Phần chất rắn có khối lượng là 0,56 gam. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Giá trị của m là
A. 1,96                             B. 1,68                             C. 2,8                               D. 2,24
Câu 32: Khi cho từng chất KMnO4, MnO2, KClO3, K2Cr2O7 có cùng số mol tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, dư thì chất cho lượng khí clo ít nhất là :
A. K2Cr2O7                    B. MnO2                          C. KMnO4                       D. KClO3
Câu 33: Nguyên tử nguyên tố Xcó tổng hạt cơ bản là 76 hạt. Trong X, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20. Ở trạng thái cơ bản X có số electron độc thân là:
A. 5
                                  B. 3                                  C. 6                                  D. 4
Câu 34: Cho khí H2S lội từ từ đến dư vào 500 ml dung dịch hỗn hợp chứa CuCl21M và FeCl3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng kết tủa thu đượclà:
A. 100 gam                      B. 48 gam                        C. 56 gam                        D. 92 gam
Câu 35: Ion nào sau đây không có cấu hình electron của khí hiếm ?A. Al3+                            B. Mg2+                           C. Fe2+                            D. Na+
Câu 36: Nung 35,8 gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và MgCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, còm lại 22 gam chất rắn. Hấp thụ toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Y chứa 0,1 mol Ba(OH)2 và 0,2 mol NaOH. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là
A. 19,7 gam.
                    B. 17,73 gam.                  C. 39,4 gam.                    D. 9,85 gam.
Câu 37: Hoà tan một oxit kim loại X hoá trị II bằng một lượng vừa đủ ddH2SO4 10% ta thu được dung dịch muối có nồng độ 11,97%. X là kim loài nào sau đây:
A. Ca                               B. Fe                                C. Ba                               D. Mg
Câu 38: Nguyên tử X có electron cuối cùng điền vào lớp M, ở trạng thái cơ bản có 3 electron độc thân. Điều nhận định nào sau đây đúng:
A. X ở chu kì 4, nhóm VIIB
                                   B. X ở chu kì 3, nhóm IIIAC. X ở chu kì 3, nhóm VA                                      D. X ở chu kì 4, nhóm IIIB
Câu 39: Hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của nitơ trong X là 11,864%. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại  Fe, Cu và Ag từ 14,16 gam X?
A. 3,36 gam.                    B. 7,68 gam.                    C. 6,72 gam.                    D.10,56 gam.
Câu 40: Tiến hành các thí nghiệm sau:                                    
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3.                                    
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AgNO3.                                    
(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3.                                    
(4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2.                                    
(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.      
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 6.                                 B. 4.                                 C. 5.                                 D. 3.
Câu 41: Cho các trường hợp sau : (1) O3 tác dụng với dung dịch KI; (2) Axit HF tác dụng với SiO2; (3) KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc; (4) MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc;(5) Khí SO2 tác dụng với dung dịch nước clo; (6)Sục khí SO2 vào dung dịch H2S; (7) H2O2 tác dụng với dung dịch KMnO4/H2SO4. Số trường hợp tạo ra đơn chất là :
A. 5                                  B. 6                                  C. 3                                  D. 4
Câu 42: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhăn, ta dùng thuốc thử là
A. Fe.
                               B. CuO.                            C. Al.                               D. Cu.
Câu 43: X là kim loại thuộc phân nhóm chính IIA. Cho 1,7 gam hổn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 1,12 lít (đktc). Kim loại X là
A. Mg                               B. Ba                                C. Ca                               D. Be
Câu 44: Cho phản ứng     Na2SO3 +  KMnO4 +  NaHSO4  ®  Na2SO4  + MnSO4 +  K2SO4 + H2O
       Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là
A. 31                                B. 47                                C. 23                                D. 27
Câu 45: Cho pthh:    SO2 + KMnO4 +H2?OàK2SO4 + MnSO4 +H2SO4Sau khi cân bằng hệ số của chất oxi hoá và chất khử là:
A. 5 và 2                          B. 2 và 5                          C. 2 và 2                          D. 5 và 5
Câu 46: Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụgn với dung dịch HCl dư , thu được 2,464 lít hỗn hợp khí X(đktc). Cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu 23,9g kết tủa màu đen . thể tích các khí trong hỗn hợp khí X là:
A. 0,224lít và 2,24 lít       B. 0,124lít và 1,24 lít       C. 0,224lít và 3,24 lít       D. Kết quả khác
Câu 47: Hoà tan 3,38g oleum X vào nước người ta phải dùng 800ml dd KOH 0,1 M để trung hoà dd X. Công thức phân tử oleum X là công thức nào sau đây:
A. H2SO4.2SO3                 B. H2SO4.3SO3                 C. H2SO4.4SO3                 D.H2SO4nSO3
Câu 48: Nhận định nào không đúng?
A. Oxi phản ứng trực tiếp với hầu hết kim loại và tất cả các phi kim.
B. Ozon có tính oxihoá mạnh hơn oxi.
C. Oxi và ozon là 2 dạng thù hình của oxi.
D. Sự cháy, sự gỉ, sự hô hấp đều có sự tham gia của oxi.
Câu 49: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với khí clo và tác dụng với dung dịch axit HCl cho cùng muối clorua kim loại ?
A. Cu                               B. Fe                                C. Ag                               D. Al
Câu 50: Trưng hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Cho Fe vào dung dch H2SO4 loãng, nguội.       B. Sục khí Cl2 vào dung dch FeCl2.
C. Sục khí H2S vào dung dch FeCl2.                      D. Sục khí H2S vào dung dch CuCl2.
----------- HẾT ----------

tải về

No comments:

Post a Comment

chào bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại ý kiến nhận xét của bạn đều rất quan trọng. tôi rất vui nếu bạn viết tiếng Việt có dấu hoặc viết bằng tiếng Anh.