BÀI TẬP CHỦ ĐỀ DÃY ĐIỆN HÓA
-Nguyên tắc làm bài:
Chất [K] mạnh + Chất [O] mạnh → Chất [O]yếu + Chất [K]yếu ( quy tắc α )
-Cần lưu ý :
1)Zn, Al, Mg… Khí tác dụng với Fe3+ thì trước hết tạo muối Fe2+. Nếu kim loại này dư mới tạo thành Fe.
2) Ag+ + Fe2+ → Ag + Fe3+
3) Cu + 2Fe3+ →Cu2+ + 2Fe2+,
4) Fe + 2Fe3+ →3Fe2+
Câu 1. Để tách Ag ra khỏi hỗn hợp Cu.Al,Fe mà không làm thay đổi khối lượng Ag thì chỉ cần dùng một hóa chất nào sau đây:
A. FeCl3 B. FeCl2
C. AgNO3 D. AlCl3
Fe + 2Fe3+ →3Fe2+
Al + 3Fe3+ →3Fe2+ + Al3+
Cu + 2Fe3+ →Cu2+ + 2Fe2+,
(Cu.Al,Fe tan trong dd Fe3+)
Chọn A
( Nếu chọn C cũng tách Ag ra khỏi hỗn hợp Cu.Al,Fe nhưng sẽ tăng khối lượng Ag)
Câu 2. Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,88. B. 2,16.
C. 5,04. D. 4,32.
Chất rắn là Fe---> nFe = 3,36:56 = 0.06 mol
Mg + 2Fe3+ →Mg2+ + 2Fe2+,
0.06 <-->0.12<-------->0.12
Mg + Fe2+ →Mg2+ + Fe
0.06<---------------->0.06
----> m gam Mg = 0.12 x 24 = 2,88 gam
Chọn A
Câu 3.Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là :
A. 0,54 và 5,16. B. 1,08 và 5,16.
C. 1,08 và 5,43. D. 8,10 và 5,43.
Chất rắn X gồm Cu, Ag và Al dư
nH2 = 0.015
Al + 3Ag+ ---> Al3++ 3Ag
0.01 <----------------->0.03
2Al + 3Cu 2+ ---> 2Al3++ 3Cu
0.02 <--------------------->0.03
2Al + 3H+ ---> 2Al3++ 3/2 H2
0.01 <------------------->0.015
----> m1 = 27( 0,01+0,02+0,01) = 1,08
----> m2 = (27x 0,01) +( 64 x 0,03) +( 108 x 0,03) = 5,43
Chon C
Câu 4. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Zn, Cu, Mg. B. Al, Fe, CuO.
C. Hg, Na, Ca. D. Fe, Ni, Sn.
Chọn D
Câu 5.Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Kim loại M là :
A. Mg. B. Fe.
C. Cu. D. Zn.
Cách 1:
Hiểu được là: trong P.ứng lá KL + dd muối, khi khối lượng muối trong dd sau phản ứng giảm bao nhiêu thì khối lượng lá KL sau P.ứng tăng bấy nhiêu và ngược lại
Ta có khối lượng muối trong dd ban đầu = m AgNO3 = 0,2.170= 34.
khối lượng muối sau P.ứng = 18,8 gam
---> Sau pu khối lượng dd giảm 34- 18,8 =15,2 g tức là khối lượng kim loại tăng 15,2g = khối lượng kim loại bám vào( ở đây là Ag) - khối lượng kim loại ta ra (ở đây là M)
M+ 2Ag(+) --> M(2+) + 2Ag
0,1 <- data-blogger-escaped-----------------="" data-blogger-escaped-0=""> 0,2
ta có (108.0,2) – (M.0,1) = 15,2 => M=64(Cu)
Chọn C
Cách 2: Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn muối
trong dd sau P.ứng là M(NO3)2 có khối lượng =mM + mNO3 = 18,8
--->0,1M + (62 x 0.2) = 18.8---> M = 64====> chọn C
Câu 6. Cho 1,68 gam bột Fe và 0,36 gam bột Mg tác dụng với 375 ml dung dịch CuSO4 khuấy nhẹ cho đến khi CuSO4 phản ứng hết thì khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là 2,82 gam. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:
A.0,1 B.0,2
C.0,15 D.0,02
nFe = 0,03 mol; nMg = 0,015 mol
(thứ tự phản ứng là Mg trước, Fe sau)
Mg + CuSO4 -> Cu + MgSO4
0,015..................0,015
Giả sử Mg phản ứng hết và CuSO4 vừa hết,
mKL thu được = 0,015.64 + 1,68 = 2,64 < 2,82 => Sau phản ứng có CuSO4 dư, và Fe phản ứng với CuSO4 dư.
Fe + CuSO4 -> Cu + FeSO4
x.......................x ...........................(mol)
khối lượng kim loại tăng = 2,82 - 1,68 - 0,36 = 0,78
....................................= 64.(0,015 + x) - 0,015.24 - 56x
=> x = 0,0225 ( < nFe = 0,03 -> phù hợp)
Vậy số mol CuSO4 ban đầu là 0,015 + 0,0225 = 0,0375 => CM = 0,1 mol/l
Chọn C
Câu 7.Cho các ion Ag+, Pb2+, Fe2+, Na+. Thứ tự sắp sếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa( từ trái sang phải ) là:
A. Pb2+,Fe2+, Na+, Ag+. B. Na+, Ag+, Pb2+, Fe2+.
C. Ag+, Fe2+, Na+, Pb2+. D. Ag+, Pb2+, Fe2+, Na+.
Chọn D
Câu 8.Ngâm một đinh Fe sạch vào 200 ml dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh Fe ra rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh Fe tăng 1,2 gam. Giả sử toàn bộ Cu sinh ra bám vào đinh Fe. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là:
A.0,2 B.0,5
C.0,1 D.0,75
Fe + CuSO4 -> FeSO4 + Cu; 1 mol CuSO4 Pư, chất rắn tăng 8 gam
x <--------------------------------------------------------------------->-1,2 gam
nCuSO4 = 0,15 mol
---> Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 = 0,15 : 0.2 = 0,75M
Câu 9.Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Giá trị của m là
A.6,40 B.16,53
C.12,80 D.12,00
Đặt nZn = x ---> nCu = 2x
65x + 64x2x = 19.3 ----> x =0,1----> nZn = 0,1, nCu = 0,2
n Fe3+ = 0,4
Zn P.ứng trước:
Zn + 2Fe3+ →Zn2+ + 2Fe2+,
0.1 <-->0.2<----------->0.2 ===> Fe3+ còn 0,2
Cu + 2Fe3+ →Cu2+ + 2Fe2+,
0.1 <-->0.2<----------->0.2 ===> Cu còn 0,1 mol
---> m gam kim loại= 6,4
Chọn A
Câu 10. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là:
A. Fe(NO3)3. B. HNO3.
C. Fe(NO3)2. D. Cu(NO3)2.
Vì chỉ chứa1 chất tan và kim loại dư nên là Fe(NO3)2
Chọn C
Câu 11: Cho 12 gam hỗn hợp A gồm Fe, Cu có số mol bằng nhau tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 sản phẩm khử thu được là khí NO duy nhất. Tính thể tích dung dịch HNO3 2M tối thiểu cần dùng.
A. 0,8/3 B. 1/3 C. 8/3 D. 0,1/3
nFe=nCu=a
nên a=0,1
vì HNO3 tối thiểu nên Fe chỉ lên Fe(2+)
n HNO3 = 4 nNO = 4 ne trao đổi/3 = 4. 0,4 / 3
VHNO3 = (4. 0,4 / 3) :2 = 0,8/3
Chọn A
Câu 12: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư thì thể tích khí NO2 (đktc) thu được là:
A. 4,48 lit B. 3,36 lit C. 1,12 lit D. 2,24 lit
Chọn D
Câu 13: Trong phản ứng : Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+ . Chất oxh yếu nhất là :
A. Fe2+ B. Fe3+ C. Cu D. Cu2+
Chọn D
Câu 14: Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so với dd XCl3. Xác định công thức của muối XCl3 là:
A. BCl3 B. CrCl3 C. FeCl3 D. Không xác định.
1 mol Al tham gia thì khối lượng giảm là X-27 g
0,14 mol(ứng với 3,78g) tham gia thì khối lượng giảm là 4,06 g
->X-27=4,06/0,14=29
->X=56
Chọn C
Câu 15: Ngâm lá niken trong dd loãng các muối sau: MgCl2 , NaCl ,
Cu(NO3)2 , AlCl3 , ZnCl2 , Pb(NO3)2 . Niken sẽ khử được các muối nào sau đây:
A. MgCl2 , NaCl , Cu(NO3)2 B. Cu(NO3)2 , Pb(NO3)2
C. AlCl3 , MgCl2 , Pb(NO3)2 D. AlCl3 , ZnCl2 , Pb(NO3)2
Chọn B
Câu 16: Nhúng thanh Fe vào dd CuSO4 một thời gian, khi kết thúc phản ứng thấy có hiện tượng:
A. Thanh Fe có màu trắng xám và dung dịch có màu xanh
B. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh
C. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh
D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch có màu xanh
Chọn C
A. Na , Mg , Zn , Fe , Pb
B. Na , Mg , Zn , Fe
C. Mg , Zn , Fe
D. Mg , Zn , Fe , Pb
Chọn D
No comments:
Post a Comment
chào bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại ý kiến nhận xét của bạn đều rất quan trọng. tôi rất vui nếu bạn viết tiếng Việt có dấu hoặc viết bằng tiếng Anh.