HƯỚNG DẪN CÁCH TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
1.
Loại câu hỏi đúng - sai
Mỗi câu hỏi loại
đúng sai có hai phần: Phần thứ nhất là một câu hoặc một mệnh đề, trong
đó có nội dung thông tin cần được khẳng định hoặc phủ định. Phần thứ hai
là hai từ có tính khẳng định (đúng) hoặc phủ định (sai). Nhiệm vụ của người làm
trắc nghiệm là đọc kĩ câu hỏi. Sau đó tích dấu (x) sát chữ đúng hoặc sai theo
lựa chọn của mình.
Ví dụ:
Câu 13: Nền văn hoá -
xã hội quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển tâm lí trẻ em.
Đúng-------
Sai-------(x)
Câu 1:
Do sự phát triển cơ thể không cân đối nên thiếu niên thường có những cử động
lúng túng, vụng về.
Đúng-------(x) Sai-------
2.
Loại câu hỏi lựa chọn
Trong mỗi câu
hỏi lựa chọn có hai phần: Phần dẫn và phần lựa chọn. Phần dẫn có
thể là một câu hỏi hoặc một câu lửng, tạo cơ sở cho sự lựa chọn. Phần lựa chọn
là các phương án trả lời. Các câu hỏi lựa chọn trong tài liệu này đều có 4
phương án được mở đầu bằng một trong 4 chữ cái: a, b, c và d. Người làm bài
chọn trong số các phương án đó một phương án đúng (hoặc đúng nhất),
tương ứng với câu hỏi và tích dấu (x) vào ngay sát bên cạnh chữ cái của phương
án đã chọn. Nếu có phiếu ghi kết quả thì tích dấu (x) vào chữ cái tương ứng.
Ví dụ:
Câu 2: Trẻ em là:
a. Người lớn thu
nhỏ lại.
b. Thực thể phát triển tự nhiên.
c. Thực thể phát
triển độc lập.
(x) d.
Thực thể đang phát triển theo những quy luật riêng của nó.
3.
Loại câu hỏi ghép đôi
Trong mỗi câu
hỏi ghép đôi có hai phần: Các câu dẫn (phía bên trái), được bắt đầu bằng
các chữ số Ả Rập (1, 2, 3, 4) và các câu đáp (phía bên phải), được bắt
đầu bằng các chữ cái (a, b, c, d, e). Số lượng câu đáp (5 câu) nhiều hơn số câu
dẫn (4 câu). Nhiệm vụ của người làm bài là phải ghép câu đáp tương ứng với câu
dẫn thành một ý hoàn chỉnh.
Ví dụ:
Câu
5: Hãy ghép hoạt động chủ đạo tương ứng với giai đoạn phát triển của trẻ em
Giai đoạn phát triển
(b) 1.Tuổi hài nhi
(3-12 tháng)
(c) 2.Tuổi mẫu
giáo (3-6 tuổi).
(d) 3.Tuổi nhi
đồng.
(e) 4.Tuổi trưởng
thành.
|
Hoạt động
a. Hoạt động học tập.
b. Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn.
c. Hoạt động vui chơi.
d. Hoạt động xã hội.
e. Hoạt động lao động nghề nghiệp.
|
4.
Loại câu điền khuyết
Trong loại câu
này có hai phần: Phần dẫn, là một đoạn văn trong đó có một số chỗ bỏ
trống và được kí hiệu bởi các chữ số
Ả Rập đặt trong dấu (()): (1), (2), (3)… Phần các từ, mệnh đề có thể bổ sung vào những chỗ trống trong phần dẫn và được bắt đầu bằng các chữ cái: a, b, c, d, e, f, g, h… Nhiệm vụ của người làm bài là chọn đúng từ (cụm từ) phù hợp với các chỗ trống của phần câu dẫn. Cần lưu ý là phần các từ bổ sung nhiều hơn chỗ trống trong phần dẫn, nên cần cân nhắc khi lựa chọn.
Ả Rập đặt trong dấu (()): (1), (2), (3)… Phần các từ, mệnh đề có thể bổ sung vào những chỗ trống trong phần dẫn và được bắt đầu bằng các chữ cái: a, b, c, d, e, f, g, h… Nhiệm vụ của người làm bài là chọn đúng từ (cụm từ) phù hợp với các chỗ trống của phần câu dẫn. Cần lưu ý là phần các từ bổ sung nhiều hơn chỗ trống trong phần dẫn, nên cần cân nhắc khi lựa chọn.
Ví
dụ:
Câu
6:
Ở loài vật tồn tại hai loại kinh nghiệm là
(1)...(b), còn ở con người có thêm kinh nghiệm (2)…..(a), được hình thành
thông qua cơ chế (3)…..(d) nền văn hoá –
xã hội. |
a. Lịch sử - xã
hội.
b. Kinh nghiệm loài
và cá thể.
c. Tự tạo.
d. Lĩnh hội.
|
e. Bắt chước.
f. Di truyền.
f. Hoạt động.
và giao tiếp.
h. Bẩm sinh .
|
Trên đây là cách
làm các loại câu hỏi trắc nghiệm của tài liệu. Người làm trắc nghiệm ghi kết
quả trên phiếu, sẽ có hướng dẫn cách ghi riêng.
HƯỚNG DẪN CÁCH TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC LỨA TUỔI VÀ TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
No comments:
Post a Comment
chào bạn, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại ý kiến nhận xét của bạn đều rất quan trọng. tôi rất vui nếu bạn viết tiếng Việt có dấu hoặc viết bằng tiếng Anh.